Sửa máy ảnh

Thứ Năm, 27/08/2015, 10:24 GMT+7

Một số bệnh thường gặp ở máy ảnh

Ống kính kẹt (không làm việc), thường do sử dụng zoom quá nhiều, đứt dây cấp điện, va đập mạnh, bánh răng mòn, vỡ, để máy trong túi bị chạm nút nguồn mở máy nhưng ống kính không ra được dẫn đén lỗi Lens.

Hỏng màn hình (màn hình bị chấm đen, nhiễu, chỉ hiển thị một phần) thường do va đập, tì mạnh dẫn đến vỡ nứt lỏng cáp, hoặc do chập main.

Hỏng nguồn (Pin còn tốt lắp vào máy bật nguồn máy vẫn im de) thường do main nguồn chập, rơi vô nước lai bật máy gây chập nguồn, có thê do tiếp xúc với cực pin, sử dụng pin và sạc không đúng tiêu chuẩn, hoặc kết nối với các thiết bị có nguồn điên không ổn định.

Hổng ổ đọc thẻ (không cắm được thẻ, không nhận thẻ nhớ) thường do cắm ngược thẻ, lấy thẻ ra không đúng cách.

Hỏng đèn Flash (chọn chế độ bật đèn vẫn không đánh sáng dẫn đến thiếu sáng cho bức ảnh) thường do đèn già bị đứt tóc mối hàn, chập hoăc lỗi main, hoặc do bị kẹt đối với những máy sử dụng đèn ngáp (pop up flash)

Hỏng cửa điều sáng trên ống kính (nhìn từ ngoài vào lá khẩu độ luôn đóng) thường do rơi va đập, đứt dây điều khiển role, sử dụng bảo quản không đúng cách.

Hỏng cảm biến CMOS, CCD (trái tim của máy ảnh) thường do hết niên hạn sử dụng, dung máy chụp vào nguồn ánh sáng quá mạnh như mặt trời giữa trưa, áng sáng hàn điện hồ quang, phơi sáng quá lâu.

Kinh nghiệm vệ sinh và bảo quản máy ảnh

Khi vệ sinh máy ảnh

  • Ống kính là nơi nhạy cảm, rất dễ xảy ra tình trạng ẩm, mốc khi ở môi trường có độ ẩm cao nhưng khi ống kính bị mốc mà tự ý tháo lắp để lau chùi là việc hết sức nguy hiểm. Thậm chí khi đem ống kính bị mốc ít đến những nơi sửa chữa máy ảnh chuyên nghiệp họ cũng sẽ cho lời khuyên là không nên tháo ống kính để lau chùi vì việc này khiến chất lượng quang học bị giảm xuống do bụi và sự lắp đặt các thấu kính được làm thủ công
  • Sensor cũng là bộ phận cần được chú ý. Trừ những máy ảnh cao cấp được tích hợp khả năng khử bụi bằng sóng siêu âm thì hầu hết các máy ảnh DSLR vẫn chưa có tính năng này. Nhưng không phải vì thế mà người dùng tự tiện lau chùi sensor vì chỉ cần làm không đúng cách hay có sơ suất nhỏ có thể phải tốn hàng triệu đồng để thay thế, tệ hơn nữa có thể phải mua máy mới hoàn toàn

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, người dùng nên lưu ý bảo quản máy của mình để hạn chế tối đa những tình trạng trên nếu không muốn phải mang ra cửa hàng sửa chữa máy ảnh. Cụ thể:

  • Nên sử dụng máy thường xuyên lúc đó ống kính sẽ được “hâm nóng” và giảm bớt tình trạng ẩm, mốc
  • Sử dụng hộp chống ẩm hoặc tủ chống ẩm. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì nên sử dụng tủ chống ẩm tuy nó khá đắt nhưng là thiết bị bảo quản máy ảnh, ống kính đáng tin cậy nhất hiện nay.

Khi sử dụng máy ảnh:

  • Cần chú ý bảo vệ máy ảnh, hạn chế những trường hợp thường hay xảy ra khi sử dụng máy ảnh như va chạm, rớt, thấm nước hay nhiệt độ cao…
  • Tránh trường hợp zoom liên tục. Nhiều người dùng có thói quen chỉnh zoom liên tục để chọn góc ưng ý nhưng điều này khiến ống kính phải làm việc liên tục, sự thay đổi đột ngột dễ khiến những sợi cáp mềm ở ống kính căng ra và có khả năng đứt.

Sữa chữa máy ảnh ở đâu?

Sửa chữa máy ảnh uy tín chất lượng tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Sửa máy ảnh

Nguồn: http://muabannhanhmayanh.com/sua-may-anh/43868

Tags: Sửa máy ảnh, máy ảnh, mua máy ảnh, bán máy ảnh, mua bán máy ảnh, máy ảnh cũ, mua máy ảnh cũ, máy ảnh giá rẻ, máy ảnh đã qua sử dụng
CatBeDeCal.com / Tư vấn chọn mua
No avatar
Đăng bởi minhthien
Tham gia 04/03/2015
Cấp độ Administrator
Bài viết 90/90
Tags: Sửa máy ảnh, máy ảnh, mua máy ảnh, bán máy ảnh, mua bán máy ảnh, máy ảnh cũ, mua máy ảnh cũ, máy ảnh giá rẻ, máy ảnh đã qua sử dụng
CatBeDeCal.com / Tư vấn chọn mua