Các dấu hiệu nhận biết khi động cơ xe tải Hyundai cần phải bảo dưởng

Thứ Năm, 10/03/2016, 11:32 GMT+7

Cần phải kiểm tra thay dầu thường xuyên cho xe

Quy trình của một quá trình bảo dưỡng gồm có 5 công đoạn:
- Công đoạn 1: Kiểm tra tổng quát
Ở công đoạn này là rất quan trọng vì phải tỉ mỉ kiểm tra từng bộ phận các động cơ nào đã tới lúc bảo dưỡng và thay thế ngoài ra cần phải lưu ý kiểm tra cả lốp xe nếu đã quá mòn không còn khả năng ma sát thì phải xử lý và thay mới ngay
Đèn chiếu sáng: Xe phải được trang bị đầy đủ bao gồm từ đèn pha, đến đèn xi nhan, đèn báo lùi khi thấy dấu hiệu vùng ánh sáng từ đèn này quá thấp thì nên thay thế để đảm bảo sự an toàn khi lưu thông vào buổi tối
Thùng xe: Đây là nơi được dùng để chứa hàng hóa vì vậy cần phải kiểm tra các thanh vít để đảm bảo khi hàng hóa chất lên thùng thanh vít không bị cong và thùng cần có mui để che nắng mưa đảm bảo hàng hóa không bị hỏng
- Công đoạn 2: Bộ lọc nhiên liệu
Để chống lại khói bụi liên tục khi khởi động thì bộ lọc nhiên liệu đóng vai trò chủ chốt cần phải kiểm tra thường xuyên bộ phận lọc gió thay dầu máy làm sạch những bụi bẩn bám vào động cơ
Nếu xe là loại phun nhiên liệu trực tiếp thì càng phải chăm bảo dưỡng hơn bởi bộ lọc nhiên liệu được hoạt động liên tục từ lúc nổ nên khả năng sẽ rất dễ bị tắc kim phun xăng
Chú ý: Cần phải thực hiện các thao tác đúng kỹ thuật để tháo và làm sạch bộ lọc nhiên liệu mà không xảy ra tình trạng phun trào nhiên liệu
- Công đoạn 3: Bộ lọc gió
Chức năng của bộ lọc gió là thổi những bụi bẩn bay ra ngoài bởi những bụi bẩn này là nguyên nhân khiến xe và động cơ yếu đi do vậy cần phải thường xuyên làm sạch bộ lọc gió mang tới không khí sạch sẽ cho động cơ
- Công đoạn 4: Kiểm tra pin, ắc quy
Một chiếc xe khởi động khỏe mạnh là do có bộ ắc quy tốt nhưng theo thời gian thì hệ thống ắc quy sẽ bị suy yếu dần và phải thay thế một hệ thống khác là điều không tránh khỏi, tuy nhiên cần phải thay thế cho đúng cách và điều quan trọng là cần phải lựa chọn mua loại ắc quy có thông số phù hợp với loại xe của mình đồng thời nên đầu tư những loại có công dụng tiên tiến để đảm bảo sự vận hành được dễ dàng
- Công đoạn 5: Lọc dầu động cơ
Dầu của xe có tác dụng đi tới tất cả các động cơ bôi trơn hệ thống giúp hệ thống được hoạt động nhanh nhậy nhưng theo thời gian thì quỹ dầu này sẽ cạn kiệt và bị ô xi hóa nên dễ dàng chạp cháy khi đang vận hành theo như các chuyên gia thì cứ 5000km thì thay dầu một lần
Nếu như việc tự bảo dưỡng ở nhà là khó khăn với mọi người thì lời khuyên là hãy tới các trung tâm bảo dưỡng có uy tín cao để có thể được tư vấn và thay thế những phụ tùng có chất lượng

Kiểm tra những yếu tố quan trọng khi động cơ không nổ

Không khí, nhiên liệu và hệ thống đánh lửa là 3 yếu tố cơ bản để động cơ xăng hoạt động bình thườngcủa một chiếc xe tải hyundai . Động cơ không khởi động hoặc yếu có thể do bộ lọc không khí bị bẩn, nhiên liệu không đủ áp suất hoặc bu-gi không đánh lửa.

Không khí, nhiên liệu và hệ thống đánh lửa là 3 yếu tố cơ bản để động cơ xăng hoạt động bình thường. Động cơ không khởi động hoặc yếu có thể do bộ lọc không khí bị bẩn, nhiên liệu không đủ áp suất hoặc bu-gi không đánh lửa.

Dù công nghệ xe hơi đã phát triển hơn rất nhiều nhưng động cơ xăng vẫn cần 3 thành phần chính. Sự cháy của động cơ đốt trong không khác so với sự cháy thông thường, như khi bạn đốt một cây đuốc. Nhiên liệu là xăng, bu-gi đóng vai trò đánh lửa và không khí để cung cấp oxy. Mọi chuyện có vẻ đơn giản nhưng với kỹ thuật hiện đại, từng yếu tố được điều khiển thông qua máy tính nên chúng trở nên phức tạp hơn.

Bộ phận cấp khí

Yếu tố đầu tiên mà chúng tôi đề cập tới là hệ thống cung cấp khí. Trên tất cả các loại động cơ, dòng không không khí đi vào từ cổ hút, sau đó đi qua bầu lọc để loại bụi bẩn, qua chế hòa khí (hay đĩa bướm ga), tới bộ góp khí nạp và theo van nạp vào buồng đốt. Để động cơ hoạt động ổn định, dòng không khí không bị tắc và các van mở – đóng đúng thời điểm để không khí bị nén – xả một cách hợp lý. Trong những vấn về không khí, hỏng hóc phổ biến nằm ở bộ lọc và van.

 

Bộ lọc là nơi hứng bụi từ môi trường xung quanh nên nhanh bẩn. Một động cơ bình thường hút khoảng 10.000 lít không khí để đốt 1 lít nhiên liệu lỏng, vì vậy, một lượng lớn các hạt bụi, cát có kích thước lớn hơn một phần một triệu mét (micron mét) bị bộ lọc giữ lại. Nếu không bảo dưỡng thường xuyên, bề mặt của nó thường có những vùng đen, làm giảm diện tích hữu ích khiến lượng không khí vào ít và khó hơn. Bạn có thể thay bộ lọc mới hoặc súc bộ lọc để loại các chất bẩn.

Bên cạnh đó, những chiếc van có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nếu chúng bị hở, hòa khí nhiên liệu – không khí sẽ không thể nén được. Thông thường, van bị mòn hoặc nhiên liệu không cháy hết hóa cốm trên thành van là hai nguyên nhân chính. Van bị hở là nỗi sợ của người đi xe bởi nó gây ra nhiều vấn đề như xe hao dầu, máy yếu, động cơ mòn nhanh khiến công sửa chữa và chi phí tăng lên.

Một khả năng khác cũng cần kiểm tra là hệ thống xả. Nếu không có khí xả thì khí nạp cũng không thể vào được. Có nhiều cách kiểm tra dòng không khí nhưng cách phổ biến nhất là thử nghiệm sức nén. Có thể thợ sửa chữa sẽ đo độ chân không của bộ góp khí nạp hoặc áp suất khí xả nhưng phương pháp đơn giản nhất là đặt tay lên ống pô khi một người khác quay máy. Nếu có dòng khí tác động vào tay, nghĩa là hệ thống chưa hỏng nặng hoặc vẫn bình thường.

Vấn đề nhiên liệu

Những vấn đề do nhiên liệu gây ra thường rất phức tạp, đặc biệt khi động cơ không hoạt động trong một thời gian dài. Khi xăng bay hơi, nó để lại những chất nhựa có phân tử nặng làm tắc chế hòa khí hay đầu kim phun. Vì vậy, bạn nên đổ xăng mới trước khi khởi động một chiếc xe lâu ngày không sử dụng. Có thể dùng dòng khí áp suất cao cuốn những chất bẩn trên, nhưng thỉnh thoảng, bạn nên tháo các đường dẫn nhiên liệu ra để rửa. Trong trường hợp đầu kim phun bị bẩn, chúng có thể được làm sạch một phần khi động cơ hoạt động nhưng quá trình này mất vài phút. Để yên tâm hơn, có thể sử dùng chất phụ gia làm sạch chế hòa khí hoặc kim phun. Loại phụ gia này được pha vào xăng với liều lượng theo chỉ định và không nên lạm dụng nó trong một thời gian dài.

Hệ thống đánh lửa

Nguyên nhân cuối cùng là hệ thống đánh lửa. Nếu nhiên liệu và không khí không phải là nguyên nhân khiến xe hoạt động bất thường thì lý do còn lại là bu-gi. Động cơ không hoạt động hoặc xe chạy yếu nằm trong số những hậu quả do bu-gi có vấn đề. Thông thường, bu-gi hoạt động tốt có điện thế ở khoảng 40.000-100.000 volt. Trên thực tế, rất dễ kiểm tra hệ thống này. Chỉ cần tháo bu-gi, để nó gần một miếng kim loại vào quay động cơ, nếu có tia lửa điện, nó vẫn hoạt động còn nếu không, bạn nên thay một chiếc khác. Những dấu hiệu về màu sắc, độ ướt hay bám muội trên bu-gi cũng cho bạn biết về tình trạng của động cơ. Ví dụ, nếu bu-gi ướt và đen của dầu cháy chứng tỏ động cơ bị rỉ dầu từ van hoặc từ séc-măng.

Có những hỏng hóc rất đơn giản nếu bạn nắm vững những vấn đề cơ bản. Kiến thức nền tảng không giúp khắc phục được sự cố nhưng cho bạn những phán đoán ban đầu để nhận ra tầm quan trọng của những hỏng hóc trên chiếc xe

>> Xe tải 

Các bước kiểm tra tình trạng xe tải trước mỗi chuyến đi xa

Khi sở hữu một chiếc xe, việc kiểm tra tình trạng xe một cách thường xuyên là rất cần thiết, nó giúp chúng ta có thể yên tâm về khả năng hoạt động ổn định của chiếc xe khi sử dụng hằng ngày cũng như mỗi lúc đi xa nhà. Qua bài viết này, mình muốn chia sẻ với các bạn những điều cơ bản nhất trong việc kiểm tra tình trạng của chiếc xế yêu của chúng ta. Từ đó, các bạn có thể hiểu hơn về chiếc xe của mình và có cách sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là những bước cơ bản cần làm để có thể biết được tình trạng chung của chiếc xe.

1. Kiểm tra lốp xe

Lốp xe là một bộ phận quan trọng hàng đầu vì nó chính là điểm cuối cùng tiếp nhận sức mạnh do động cơ sản sinh ra. Chiếc xe có vận hành ổn định, êm ái và an toàn hay không là do sự ảnh hưởng rất lớn từ 4 chiếc bánh xe của chúng ta. Do đó, việc kiểm tra lốp xe là thứ đầu tiên các bạn nên quan tâm đến. Trước hết, chúng ta sẽ kiểm tra độ mòn của cả 4 lốp xe. Nếu một trong số chúng có độ mòn vượt quá quy định thì chiếc xe sẽ rất dễ gặp sự cố do mất độ bám đường hoặc bị nổ lốp do cán phải vật sắc nhọn. Thông thường, tuổi thọ tối đa của hầu hết các loại lốp phổ biến trên thị trường hiện nay là vào khoảng 40-50.000 Km, tùy hãng sản xuất. Chúng ta nên thay lốp đúng loại và đúng thời điểm "nghỉ hưu" của các bánh xe để đảm bảo độ an toàn cao nhất khi vận hành, nhất là vào những chuyến đi dài ngày.

Tiếp theo, chúng ta sẽ kiểm tra áp suất của cả 4 chiếc lốp trên xe. Lốp quá căng hay quá non đều ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận hành, độ bám đường và mức tiêu hao nhiên liệu của chiếc xe. Các bạn có thể kiểm tra bằng... mắt hoặc nếu muốn chính xác thì nên sắm một chiếc đồng hồ đo áp suất lốp cắm trực tiếp vào vòi bơm của bánh xe hoặc nếu muốn tiện lợi và "công nghệ" hơn thì lắp hẳn một bộ cảm biến áp suất lốp có bán rất nhiều trên thị trường đồ chơi xe tải. Đối với các mẫu xe hạng sang cao cấp thì chúng đã có sẳn bộ cảm biến cảnh báo áp suất lốp được tích hợp sẳn vào hệ thống cảnh báo an toàn cho chiếc xe, nếu sở hữu những loại xe này thì các bạn nên chú ý đến tính năng này để dễ dàng kiểm tra áp suất của lốp xe mỗi khi đi xa. Thông thường, áp suất lốp phổ biến của các dòng xe cỡ trung và cỡ nhỏ là vào khoảng 2,2 - 2,5 Kg/cm2, tùy vào tải trọng và số lượng hành khách trên xe mà bạn có thể lựa chọn mức áp suất phù hợp.

2. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng

Hệ thống đèn chiếu sáng trên xe là một bộ phận rất quan trọng, nó đóng vai trò quyết định đến khả năng báo hiệu cũng như mở rộng tầm nhìn khi xe vận hành vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu. Chính vì thế, việc kiểm tra thường xuyên hệ thống chiếu sáng và báo hiệu phía trước cũng như phía sau là rất cần thiết, đặc biệt là trước những chuyến đi dài ngày. Nếu có bất kì sự bất thường nào về độ sáng hay đèn bị "đứt bóng" hẳn thì chúng ta nên thay ngay bóng đèn đó mà không phải chần chừ gì hết.

3. Kiểm tra nước làm mát động cơ

Nước làm mát động cơ là một chi tiết khá quan trọng vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định của động cơ khi hoạt động liên tục trong một thời gian dài. Nếu không được tản nhiệt một cách hợp lý, động cơ sẽ hoạt động rất "vất vả" và sẽ "xuống" rất nhanh. Do đó, trước những đi xa, chúng ta nên dành chút thời gian để "thăm nước máy". Rất đơn giản, các bạn chỉ cần mở nắp ca-pô lên, tìm đến vị trí của bình chứa nước làm mát và kiểm tra xem mực nước có còn đảm bảo hay không. Mực nước làm mát tốt nhất là nằm giữa 2 vạch Full/Low in trên thân bình. Nếu mực nước nằm ngoài 2 vạch đó hoặc có màu/mùi khác lạ, chúng ta cần phải thay nước làm mát mới ngay.

4. Kiểm tra dầu bôi trơn động cơ (nhớt máy)

Dầu bôi trơn động cơ là nhân tố cốt lõi, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả vận hành ổn định, trơn tru và bền bỉ của động cơ. Nếu có bất kì sự cố nào xảy ra với dầu động cơ, chiếc xe sẽ vận hành cực kì khó khăn, tiêu hao nhiều nhiên liệu và thậm chí có thể làm hỏng động cơ. Chính vì thế, việc chú ý thăm nhớt máy thường xuyên là một điều các bạn nên làm.

Để kiểm tra tình trạng của dầu bôi trơn động cơ, các bạn có thể tìm chiếc que thăm nhớt máy (thường đặt cạnh động cơ và có màu vàng). Sau đó, bạn rút mạnh chiếc que này ra, dùng một tấm khăn giấy hay một chiếc giẻ sạch để lau từ trên xuống dưới. Tiếp theo, bạn cắm chiếc que thăm nhớt vào động cơ và rút ra lại. Sau đó, chúng ta nhìn xem mức dầu trong máy có nằm trong khoảng giữa 2 vạch Max và Min hay không. Nếu nó nằm ngoài 2 vạch đó, chúng ta phải xử lý ngay bằng cách châm thêm hoặc rút bớt ra.

Ngoài ra, các bạn nên chú ý đến màu và mùi của dầu bôi trơn động cơ, nếu chúng có màu đen hoặc mùi khét thì có thể động cơ của bạn đang có vấn đề. Trường hợp này, chúng ta nên đưa xe vào xưởng dịch vụ của hãng để kiểm tra một cách cẩn thận và biết được tình trạng chính xác của động cơ. Bên cạnh đó, nếu trường hợp tăng/giảm mức dầu diễn ra thường xuyên, điều này chứng tỏ dầu bôi trơn động cơ đã bị rò rỉ ra bên ngoài hoặc bị chất lỏng khác rò rỉ vào trong do động cơ gặp phải một vấn đề nào đó. Trường hợp này các bạn cũng nên cho xe vào hãng để kiểm tra và có giải pháp khắc phục một cách tốt nhất.

5. Kiểm tra dầu trợ lực lái và dầu phanh

Hệ thống phanh và hệ thống đánh lái là những bộ phận liên quan trực tiếp đến sự điều khiển và can thiệp của tài xế khi chiếc xe đang vận hành. Do đó, 2 bộ phận này là nhân tố rất quan trọng đảm bảo cho khả năng xử lý tình huống và đảm bảo an toàn khi vận hành. Chính vì thế, việc kiểm tra dầu trợ lực lái và dầu phanh một cách kỹ lưỡng trc khi đi xa là một điều rất cần thiết. Rất đơn giản, các bạn có thể tìm đến các bình dầu phanh và dầu trợ lực lái một cách dễ dàng ngay trong khoang động cơ. Sau đó, chúng ta có thể mở nắp ra để kiểm tra cũng như xem mực dầu có nằm ở mức cho phép không. Việc đảm bảo sự tối ưu về dầu phanh và dầu trợ lực lái sẽ khiến cho chuyến đi xa của bạn trở nên "an tâm" hơn rất nhiều.

6. Kiểm tra nước rửa kính và thanh gạt nước mưa

Hệ thống gạt nước mưa trên xe dường như là thứ không nhiều người quan tâm đến, bởi thường thì người ta sẽ nghĩ nó... "chẳng có gì quan trọng". Tuy nhiên, các bạn hãy tưởng tượng... trong chuyến đi nếu xe của chúng ta không may bị vấy bẩn vào kính hay gặp phải một trận mưa tầm tã hoặc sương mù dày đặc mà hệ thống gạt nước trên xe bị trục trặc... Những tình huống đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tầm nhìn và rộng hơn là ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường.

Trước tiên, chúng ta sẽ kiểm tra mức nước rửa kính còn lại trong bình. Thông thường, bình chứa nước rửa kính sẽ nằm ở phía trước, bên trong khoang động cơ, tuy nhiên ở một số loại xe thì nhà sản xuất đặt nó ở phía sau cốp. Các bạn nên dùng nước rửa kính chính hãng hoặc dung dịch tẩy rửa phù hợp để đảm bảo rằng kính lái của chúng ta sẽ được vệ sinh một cách tốt nhất. Tiếp theo, chúng ta kiểm tra hai thanh gạt nước nằm trên kính lái. Bạn nên bật lên thử xem chúng có hoạt động tốt và có bị trục trặc gì hay không. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn nằm bên dưới phần lưỡi gạt để đảm bảo khi gạt nước, những hạt bụi này sẽ không làm trầy và gây ảnh hưởng đến độ "sạch" và êm ái khi các thanh gạt hoạt động

7. Kiểm tra hệ thống ắc quy

Bình ắc quy là một bộ phận rất quan trọng do nó liên quan trực tiếp đến các thiết bị điện và toàn bộ hệ thống điện tử bên trong xe. Nếu ắc quy bị trục trặc hoặc "hết bình" giữa đường thì chiếc xe của bạn sẽ "mất điện" toàn tập và không còn khả năng đề máy cũng như sử dụng các trang thiết bị tiện nghi và hỗ trợ an toàn điện tử được cấp nguồn từ chiếc ắc quy này. Chính vì thế, việc kiểm tra bình ắc quy một cách cẩn thận trước mỗi chuyến đi của bạn là hết sức cần thiết.

Việc đầu tiên chúng ta cần làm là kiểm tra các điện cực nằm ở phía trên nắp bình. Bạn phải đảm bảo chắc chắn rằng tất cả các điện cực đều phải được kết nối một cách hoàn hảo và không có bất kì hiện tượng chập điện cũng như cháy xém, có màu lạ hoặc chất lỏng rò rỉ từ bên trong bình ra ngoài... Tiếp theo, chúng ta sẽ kiểm tra đến mực nước bên trong bình ắc quy. Nhìn xuống phía dưới phần thân bình, bạn sẽ thấy được mực nước bên trong có nằm giữa 2 vạch Upper và Lower Level (Cao/Thấp) hay không. Nếu cảm thấy mực nước xuống thấp quá, bạn nên châm thêm hoặc thay luôn bình ắc quy mới nếu nó đã "đến tuổi". Thông thường thì những bình ắc quy loại phổ biến có tuổi thọ từ 2-3 năm tùy theo nhãn hiệu cũng như chất lượng bình.

 Nguồn: http://xetaihyundai.com/cac-dau-hieu-nhan-biet-khi-dong-co-xe-tai-can-phai-bao-duong-131.html

Tags: xe tải, chọn mua xe tải, kiểm tra động cơ xe, bảo dưỡng xe
CatBeDeCal.com / Tư vấn chọn mua
No avatar
Đăng bởi minhthien
Tham gia 04/03/2015
Cấp độ Administrator
Bài viết 90/90
Tags: xe tải, chọn mua xe tải, kiểm tra động cơ xe, bảo dưỡng xe
CatBeDeCal.com / Tư vấn chọn mua